Hướng dẫn thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật

Điều kiện nào để có thể bảo lãnh người thân sang Nhật? Câu hỏi mà nhiều người đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật cần được giải đáp. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này cho các bạn thật chi tiết; đầy đủ và rõ ràng.

->> Du học Nhật bản 2017
1. Đối tượng bảo lãnh

Về mặt nguyên tắc: Chỉ những người thân có quan hệ gia đình với bạn trong 3 đời thì mới được mời sang Nhật Bản được.
Bên cạnh đó, bạn hoặc người Nhật cũng có thể đứng ra mời người thân của mình là con, vợ/chồng là người ở Việt Nam. Trong một lần mời, có thể mời một hoặc nhiều người thân cùng lúc.

Người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật có thể bảo lãnh người quen, bạn bè sang Nhật tối đa trong thời gian 90 ngày.

2. Quy trình bảo lãnh

Quy trình bảo lãnh cần sự chuẩn bị từ cả phía Việt Nam và Nhật Bản.
*Người được bảo lãnh cần:
– Là người đang ở Việt Nam cần xin visa bảo lãnh qua Nhật.
– Đơn đăng kí xin visa theo mẫu của đại sứ quán Nhật.
– Passport
– Ảnh 45×45(mm) theo mẫu đơn đăng kí.
– Giấy tờ chứng minh tài chính. Bao gồm chứng nhân thu nhập, sở hữu nhà đất, sổ tiết kiệm, …nếu không đủ điều kiện trên thì rất khó để có thể xin visa bảo lãnh sang Nhật.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người bảo lãnh. Hồ sơ của bạn cần công chứng các loại giấy tờ sau:
+ Khi mời người thân: Giấy khai sinh, giấy đăng kí kết hôn (nếu là vợ/chồng của người bảo lãnh)…
+ Mời người quen/bạn bè: email, ảnh chụp chung, bảng chi tiết các cuộc gọi quốc tế….
Phía Nhật Bản chuẩn bị các giấy tờ cần thiết gửi về Việt Nam rồi phía Việt Nam tập hợp đầy đủ giấy tờ nộp lên Đại sứ quán Nhật ở Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc các đại lý ủy thác trong danh sách sau: http://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000253253.pdf
*Người bảo lãnh:
+ Cần có tờ khai trình bày lí do mời sang Nhật:
– Người bảo lãnh trình bày lí do mời người thân/bạn bè sang Nhật với Đại sứ/Tổng lãnh sự của Nhật tại Việt Nam.
– Người bảo lãnh không sử dụng con dấu cá nhân mà phải là con dấu của công ty hoặc người đại diện của công ty. Đối với các quốc gia không sử dụng con dấu thì phải có chữ kí của cán bộ tổ chức nơi người bảo lãnh công tác, học tập…
– Tên người được bảo lãnh (người xin visa) viết bằng chữ Alphabe.
– Trường hợp mời nhiều người sang Nhật cùng lúc thì phía sau tên của người đại diện ghi rõ ra kèm bao nhiêu người và nộp thêm bảng danh sách 申請人名簿.
– Mục đích mời phải ghi rõ ràng, cụ thể chứ không ghi một cách chung chung. (Ví dụ mời người thân sang thăm nuôi trong lúc thai sản thì cần trình bày thêm hoàn cảnh khó khăn nếu chỉ có một mình, người được bảo lãnh có quan hệ thân thiết như thế nào…)
+ Phiếu công dân.
+ Giấy tờ chứng minh khả năng bảo lãnh: Bao gồm chứng nhân thu nhập/thuế, sổ tiết kiệm…
+ Cần có danh sách người được bảo lãnh nếu mời từ hai người trở lên.
+ Bảng dự định kế hoạch trong thời gian ở Nhật Bản:
– Ghi rõ ngày đến và ngày về cùng với tên các sân bay, các mã chuyến bay của các hãng hàng không sẽ sử dụng (thống nhất với vé book khi nộp hồ sơ)
– Địa điểm sẽ cư trú trong thời gian ở tại Nhật (nếu ở khách sạn thì ghi rõ tên, điạ chỉ và số điện thoại của các khách sạn đó)
– Ghi rõ kế hoạch sẽ làm gì – ngày nào – ở đâu, nếu như kế hoạch kéo dài nhiều ngày ở 1 địa điểm thì ghi rõ từ ngày nào đến ngày nào.
+ Bản photo mặt trước và mặt sau của thẻ cư trú.

+ Bản photo Passport. Cần photo trang có đầy đủ thông tin cá nhân và những trang liên quan đến giấy phép cư trú.

3. Giấy tờ cần chuẩn bị

Các loại giấy tờ có thể download từ website của đại sứ quán Nhật tại Việt Nam tại địa chỉ: http://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/Vn_Ryouji_XinVisa.html
Lưu ý: Cần có giấy tờ chứng minh quan hệ người yêu hay bạn bè có thể thuộc các loại sau:
+ Ảnh chụp chung
+ Thư từ, email
+ Bản kê chi tiết các cuộc gọi điện thoại quốc tế

4. Những điểm cần chú ý

4.1 Chứng minh tài chính
Phần chứng minh tài chính có thể thực hiện ở Nhật Bản hoặc Việt Nam tùy theo việc ai là người chịu trách nhiệm tài chính cho chuyến đi, đây là điều kiện rất quan trọng để cấp visa.
Giấy tờ để chứng minh tài chính là số dư tài khoản ngân hàng và chứng nhận thu nhập, nếu người ở Nhật chứng mình thì cần thêm giấy tờ liên quan đến việc đóng thuế.
Việc chứng minh tài chính phụ thuộc vào độ dài của chuyến đi, đi càng dài thì số tiền dư trong tài khoản phải có càng nhiều. Không có một quy định cụ thể nào về số tiền tối thiểu có trong tài khoản ngân hàng nhưng bạn hãy ước tính kinh phí tương đối cho một ngày sinh hoạt ở Nhật rồi nhân với khoảng thời gian muốn bảo lãnh. (Trên các diễn đàn có thảo luận khá nhiều về vấn đề này nhưng chưa tìm được thông tin chính thống nào đưa ra con số cụ thể)
4.2 Cách viết bảng dự kiến kế hoạch trong thời gian ở Nhật
(1) Tên người xin visa = người được bảo lãnh
(2) Số người được bảo lãnh cùng
(3) Làm gì – ở đâu
(4) Tên và số điện thoại người liên lạc khi cần
(5) Thông tin nơi cư trú trong thời gian đó

 

4.3 Visa thăm người thân

visa của người thân sang thăm

4.4 Giấy phép nhập cảnh cho mục đích thăm người thân

Giấy phép nhập cảnh dành cho mục đích thăm người thân

4.5 Giấy lý do mời
Giấy lý do mời các bạn có thể tham khảo mẫu trên.
Một số lưu ý:
Phần 1: điền ngày tháng năm. Lưu ý phần năm điền theo niên hiệu Heisei, năm 2017 là Heisei 29
Phần 2:
Tên nước bên trái điền: ベトナム
Nếu nộp lên Đại sứ quán thì bạn tick vào ô phía trên 大使 còn nộp lên lãnh sự thì bạn tick vào ô phía dưới 総領事
Phần 3: 招 へ い 人 (thông tin người mời) Nếu mời dưới hình thức cá nhân thì bạn chỉ điền nửa trên, nửa dưới bỏ trống. Thông tin cần điền là tên của người mời cùng địa chỉ, số điện thoại bên Nhật
Phần 4: 査 証 申 請 人 (thông tin người xin visa) Thứ tự điền là Quốc tịch (ベトナム), nghề nghiệp(hãy tra các tù điển Nhật Việt về tên các loại nghề nghiệp), tên tuổi, giới tính (男 là nam, 女 là nữ), ngày tháng năm sinh.
Phần 5: Lý do mời

Mẫu đơn lý do mời lên cục XNC Nhật bản

(1)招へい目的 Mục đích mời
Mục đích của việc mời sang. Ví dụ tham quan nước Nhật, gặp bạn bè, tìm hiểu văn hóa Nhật, bàn công việc, v.v…
(2)招へい経緯 Quá trình dẫn tới việc mời sang
Trình bày chi tiết quá trình dẫn tới việc mời người quen sang.
(3)申請人との関係 Quan hệ với người xin visa
Phần 1,2 có thể viết ra 1 tờ A4 khác cho đủ ý. (Ghi trong giấy là 別紙のとおり). Bạn có thể viết bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.
4.6 Giấy chứng nhận bảo lãnh

Giấy chứng nhận bảo lãnh xin visa thăm người thân tại Nhật

Ghi lại thông tin người mời và người được mời tương tự giấy trên (Lưu ý thứ tự ngược lại và phần người mời có thêm mục nghề nghiệp nhé!)
Vậy là xong rồi đấy. Bạn chuẩn bị giấy tờ đầy đủ như trên rồi gửi về nhà cho người nhà mang lên ĐSQ hoặc LSQ Nhật nộp, 1 tuần sau là lấy được visa, phí là 650.000 VND. Thời gian tối đa được ở Nhật là 90 ngày (không phải là 3 tháng nhé).
Trên đây là kinh nghiệm xin visa Nhật cho người thân của du học Nhật Bản. Hy vọng là những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bạn. Các bạn quan tâm tới các thông tin du học, cần giải đáp các vấn đề liên quan có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0988 426 583

Cảm ơn các bạn đã theo dõi trang tin.